Xét nghiệm hơi thở URE 13C “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện nhiễm khuẩn HELICOBACTER PYLORI trong dạ dày

Xét nghiệm hơi thở URE 13C “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện nhiễm khuẩn HELICOBACTER PYLORI trong dạ dày

Xét nghiệm hơi thở ure 13C: “tiêu chuẩn vàng”để  phát hiện nhiễm khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày

(PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC)

Xét nghiệm hơi thở ure 13C, còn gọi là xét nghiệm hơi thở ure 13C (13C-urea breath test: UBT) là kỹ thuật không xâm lấn (non-invasive) [1, 3, 4, 5], dựa trên nguyên tắc đơn giản là ure với nguyên tử Carbon (C) ghi dấu 13C sẽ nhanh chóng bị thủy phân bởi enzym urease của H.pylori thành anion bicarbonate H13CO3 và cation amoni NH4+theo phản ứng:

13CO(NH2)2 + 2H20 + H+ → H13CO3 + 2NH4+
Bicarbonate H13CO3 giải phóng sẽ được hấp thụ qua lớp dịch của dịch dạ dày vào máu tuần hoàn, về phổi và tạo thành 13CO2 theo phản ứng:

H13CO3 + H+ → 13CO2 + H2O

13CO2 sinh ra được bài xuất qua hơi thở sẽ được thu lại vào một túi nilon rồi được đưa vào dung dịch hấp thu. Sau đó, 13CO2 trong dung dịch này sẽ được đo bởi máy phổ khối (mass spectrometer) hoặc máy phổ hồng ngoại (infrared spectroscopy). NH4+ sinh ra và ure13C còn thừa chưa phản ứng sẽ được hấp thu vào máu và bài tiết qua thận ra nước

Hình 1. Nguyên tắc xét nghiệm ure13C qua hơi thở. 

Xét nghiệm hơi thở ure 13C và  14C có một số khác biệt như sau:

  • Về đồng vị C được sử dụng: 13C là C không phóng xạ (non-radioactive carbon-13), trong khi 14C là carbon phóng xạ (radioactive carbon-14).
  • Về máy đo: 13C có thể được phát hiện bởi máy phổ khối có liên hệ với đồng vị (isotope ratio mass spectrometry) hoặc bởi máy quang phổ có liên hệ với khối phổ (mass correlation spectrometry), trong khi 14C được đo bởi máy đếm nhấp nháy (scintillation).
  •  Về độ an toàn: 13C có thể được sử dụng an toàn ở phụ nữ có thai và trẻ em ở tất cả các lứa tuổi, trong khi 14C chỉ được sử dụng an toàn ở phụ nữ phụ nữ có thai > 8 tuần tuổi và ở trẻ em > 4 tuổi.

1. Chỉ định:

Xét nghiệm hơi thở ure 13C có thể được chỉ định để sàng lọc các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn dạ dày trước khi nội soi và để đánh giá hiệu quả điều trị loại trừ H.pylori:

– Xét nghiệm hơi thở ure 13C có thể được chỉ định trước khi nội soi để phát hiện nhiễm H. pylori ở các bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như:

  • Đau vùng thượng vị
  • Đầy hơi
  • Ợ chua
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn, …

– Xét nghiệm hơi thở ure 13C còn được chỉ định sau điều trị ba tháng để đánh giá hiệu quả của điều trị diệt H.pyloribằng kháng sinh mà không cần phải nội soi dạ dày để sinh thiết làm test urease nhanh hoặc các xét nghiệm xâm lấn khác.

Chú ý: xét nghiệm hơi thở ure 13 sẽ không chính xác khi:

  • Xét nghiệm hơi thở ure 13 có thể (+) tính giả nếu mẫu hơi thở được lấy trong khoảng thời gian ngắn < 10 phút sau khi uống ure 13C.
  • Xét nghiệm hơi thở ure 13 có thể (-) tính giả nếu bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh, muối bismuth, các thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitors: PPI) hoặc sucralfate. Bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng các loại thuốc trên ít nhất 10 ngày trước khi làm xét nghiệm hơi thở ure 13C.
  • Xét nghiệm hơi thở ure 13C nên được thực hiện trong điều kiện đói, ít nhất 4 giờ sau khi ăn [3].

2. Ý nghĩa lâm sàng:

Khi sử dụng ure 13C với liều là 1 µCi (0,2 mL) hòa với 50 mL acid citric để uống, một mẫu hơi thở được lấy trước khi uống và một mẫu hơi thở được lấy ở phút thứ 10-15 sau khi uống ure 13C, 13CO2 sinh ra sẽ được đo bởi máy nhấp nháy lỏng beta. Kết quả phát hiện nhiếm H.pylori được đánh giá theo số đếm nhấp nháy trong một phút (cpm: counts per minute) như sau:

  • Giá trị từ 0 – <25 cpm là (-) tính: bệnh nhân hiện không bị nhiễm H.pylori.
  • Giá trị từ 25-<50 cpm là không xác định.
  •  Giá trị > 50 cpm là (+) tính: bệnh nhân đang bị nhiễm H.pylori [1].

Ba tháng sau đợt điều trị H.pylori bằng kháng sinh, cần xét nghiệm hơi thở ure 13C: nếu xét nghiệm (+) tính: bệnh nhân vẫn đang bị nhiễm H.pylori, điều trị không thành công; nếu (-) tính, bệnh nhân hiện không còn bị nhiễm H.pylori, điều trị đã thành công.

3. So sánh khả năng phát hiện H.pylori của các phương pháp khác nhau:

Trong những năm gần đây, một số phương pháp xét nghiệm phát hiện H.pylori đã được sử dụng trong thực tế lâm sàng, trong số đó phần nhiều là các phương pháp xâm lấn:
– Xét nghiệm hơi thở ure 13C hoặc 14C.

– Định lượng các kháng thể kháng H.pylori IgM và IgG trong huyết tương.
– Định lượng kháng nguyên của H.pylori trong phân bằng kỹ thuật miễn dịch enzym (enzyme immunoassay: EIA) hoặc sắc ký miễn dịch (immunochromatographic assay: ICA).
– Xét nghiệm urease nhanh từ các mảnh sinh thiết mô vùng viêm loét dạ dày.
– PCR: xác định các đột biến điểm (point mutations) trên gen 23S rRNA của H.pylori bằng real-time PCR từ mô dạ dày bị nhiễm.
– Kiểm tra giải phẫu bệnh (Histopathological examination) từ các mảnh sinh thiết mô vùng viêm loét dạ dày.

– Xét nghiệm nuôi cấy H. pylori từ mô dạ dày bị nhiễm.

Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo (+) tính, giá trị dự báo (-) tính và độ chính xác của 7 loại xét nghiệm được sử dụng để phát hiện H.pylori từ nhiều công trình nghiên cứu [2, 4, 6, 8, 9] được thể hiện ở Bảng 1.

TT

PP xét nghiệm phát hiện H.Pylori

Độ nhạy (%)

Độ đặc hiệu (%)

Giá trị dự báo (+) tính (%)

Giá trị dự báo (-) tính (%)

Độ chính xác (%)

1

Hơi thở ure 13C

Hơi thở ure 14C

96,5

96,6

97,7

100

98,2

100

95,6

93,7

97,0

97,7

2

Urease nhanh

89,8

100

100

83,3

93,2

3

PCR

93,2

63,3

83,3

82,6

83,1

4

Giải phẫu bệnh

93,2

76,6

88,7

85,1

87,6

5

Huyết thanh học:

-IgM

-IgG

4,4

46,2

93,4

45,2

9,0

20,6

87,0

96,2

82,2

52,0

6

Phân (antigen):

-EIA

-ICA

 

95,2

83,8

 

87,0

90,9

 

90,4

92,2

 

93,1

81,4

 

91,5

86,9

7

Nuôi cấy 91,5 100 100 95,9 97,2

Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, xét nghiệm hơi thở ure 13C là xét nghiệm sử dụng để phát hiện sự nhiễm H.pylori có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo (+) tính, giá trị dự báo (-) tính và độ chính xác cao hơn so với các xét nghiệm để phát hiện sự nhiễm H.pylori khác.

KẾT LUẬN

Xét nghiệm hơi thở ure 13C là một xét nghiệm không xâm lấn, nhanh và thuận tiện, được chỉ định trước nội soi để phát hiện sự nhiễm H.pylori, đồng thời còn được chỉ định sau điều trị kháng sinh ba tháng để đánh giá hiệu quả điều t

Rate this post

Chia sẻ